Mục lục bài viết
Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm Là Gì
Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm là một thành ngữ trong tiếng Việt, có nghĩa là người trí nhân, trí diện nhưng không có trí tâm.
Tri Nhân: Người có trí tuệ, thông minh, hiểu biết và thông thái.
Tri Diện: Người có vẻ ngoài, phong cách, cách ứng xử, tác phong đẹp và lịch sự.
Bất Tri Tâm: Người không có lòng tốt, không có tình cảm, tính chất xấu, không đáng tin cậy.
Vì vậy, người “Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm” là người có vẻ ngoài và trí tuệ xuất sắc, nhưng không có lòng tốt và không đáng tin cậy.
Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm ( LÂM CHẤN KHANG)
Tri Nhân Tri Diện, Bất Tri Tâm là gì?
Trong cuộc sống, có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ rất hay nhưng bạn không hiểu hết ý nghĩa của câu nói đó, một câu nói có thể khen bạn nhưng cũng có thể là đang nói xấu bạn. Trong bài viết này, ThuThuatPhanMem sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩ câu nói “Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”.
1. Tri nhân, tri diện, bất tri tâm là gì?
Trong tiếng Hán, “Tri” là biết, “Nhân” là người, “Diện” là mặt, “Tâm” là tâm tính, tấm lòng. Có thể hiểu “Tri nhân tri diện, bất tri tâm” có nghĩa là “Biết người, biết mặt, không biết lòng”.
- Theo nghĩa đen, ta có thể hiểu đơn giản là ta có thể dễ dàng quen biết một người nào đó nhưng để hiệu được nội tâm bên trong, bản chất thật sự của người đó thì vô cùng khó khăn.
- Theo nghĩa bóng, ý nói đừng vội nghĩ mình đã hiểu rõ một người khi chưa thật sự trải qua nhiều biến cố.
Câu thành ngữ này có ý răn con người ta, khi quen biết một người rất khó để nắm bắt được tâm tính của người đó. Đôi khi, những gì chúng ta thấy bên ngoài không phải là bản chất thật sự của người đó. Vậy nên, đừng vội cho rằng mình đã hiểu rõ được một người khi chỉ nhìn thấy những gì họ thể hiện ra bên ngoài.
Hiện nay, rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt, hình thức bên ngoài hay cách ăn mặc của người đó để đánh giá một người. Vậy nên, bạn hãy bỏ qua định kiến chỉ đánh giá con người vội vàng qua bề ngoài. Người Việt xưa nay vẫn thường nói “Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người” hay “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” cũng có hàm ý tương tự.
Ngày nay, ngôn ngữ ngày càng phát triển, “Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” còn được dùng để ám chỉ những kẻ gian xảo, tiểu nhân, âm hiểm, hung ác, … Khi bạn nghe ai đó nói với bạn câu này, chắc hẳn người ta đang nghĩ xấu, trách móc, coi thường bạn, cho rằng những cái hiền thục, tốt bụng của bạn chỉ là vỏ bọc còn tâm trí thì ngược lại.
2. Tri nhân, tri diện, bất tri tâm trong cuộc sống
Trong cuộc sống hiện tại, kiếm cho mình một người để tin tưởng, để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống rất khó, đúng như “hồng nhan dễ kiếm nhưng tri kỷ khó tìm”. Khi có tiền, có rất nhiều bạn bè xung quanh, gọi đâu cũng thấy bạn. Thế nhưng chỉ cần một lần sa cơ lỡ bước, khó khăn nhìn lại thì bên bạn chẳng còn ai.
Chuyện tình cảm của con người cũng vậy, bên ngoài đối xử với nhau bằng những cử chỉ thân thiện, ngọt ngào nhưng đằng sau đó ai biết được là những toan tính, lừa lọc lẫn nhau. Cuộc sống vốn không hề đơn giản như những gì chúng ta nghĩ. Xã hội càng phát triển, con người càng sống với nhau bằng sự giả tạo. Giả tạo để đạt được mục đích của mình, bất chấp tất cả, không màng đến hậu quả.
Vậy nên, chỉ hy vọng rằng, con người có thể sống “thật lòng” với nhau chứ không phải vì một mục đích nào đó mới tìm đến nhau. Bạn bè ít một chút cũng được, miễn là thật lòng.