Mục lục bài viết
Lời Chào Mở Đầu Bài Thuyết Trình Powerpoint
Xin chào quý vị và các bạn,
Hôm nay tôi rất vui khi được đứng trên đây để trình bày về chủ đề mà tôi đang quan tâm đó là [chủ đề bài thuyết trình].
Tôi hy vọng rằng thông qua bài thuyết trình này, quý vị và các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này và có được những kiến thức mới, thông tin hữu ích và cùng nhau chia sẻ ý kiến, góp ý để chúng ta có thể cùng nhau phát triển.
Hãy cùng tôi khám phá và tìm hiểu về [chủ đề bài thuyết trình] thông qua bài thuyết trình này nhé! Chúc quý vị và các bạn có một buổi thuyết trình thành công và tuyệt vời!
BÍ KÍP MỞ ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP I Đầy đủ I Trainer Đặng Tiến Dũng
Những lời chào mở đầu bài thuyết trình hay nhất
Thuyết trình chính là kỹ năng đầu tiên mà bạn cần học hỏi và làm tốt ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường hay bắt đầu tham gia, làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn. Ngoài nội dung hay, chuẩn bị chu đáo, điều mà nhiều người thường xuyên mắc phải chính là thiếu đi lời chào mở đầu hay, cuốn hút giàu sức thuyết phục. Bài viết hôm nay, ThuThuatPhanMem chia sẻ những lời chào mở đầu bài thuyết trình hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Mở đầu bài thuyết trình bằng một trò chơi
Một cách mở đầu đơn giản, thu hút sự chú ý của mọi người chính là tổ chức một trò chơi nho nhỏ như giải ô chữ để tìm ra tên chủ đề để bạn trình bày. Trò chơi này sẽ không tốn của bạn quá nhiều thời gian nhưng lại có tác dụng lớn trong việc thu hút sự chú ý, sự quan tâm của khán giả đến bài thuyết trình. Với cách mở đầu này, bạn sẽ khuấy động được không khí, giúp không khí của buổi thuyết trình luôn sôi nổi, tránh nhàm chán.
2. Mở đầu bài thuyết trình bằng những câu hỏi
Dù ở độ tuổi nào, mỗi chúng ta đều sẽ mang tâm lý của một đứa trẻ, thích tò mò về những điều chưa từng nghe, chưa từng biết tới. Vì vậy, hãy tận dụng trí tò mò của họ để đánh bại họ bằng cách mở đầu bằng một vài câu hỏi có liên quan đến chủ đề thuyết trình vừa giúp khán giả chú ý đến bạn vừa giúp họ kích thích tư duy, trí tưởng tượng. Đây là cách mà các nhà thuyết trình chuyên nghiệp thường hay sử dụng trong các bài thuyết trình.
Đặt câu hỏi không nhất định phải đặt ra câu hỏi khó, đánh đố, thay vào đó là những câu đơn giản, hài hước hướng đến chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt. Tốt hơn hết bạn nên đặt ra một vài câu hỏi dễ sau đó đến một câu hỏi gợi suy nghĩ như “Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn đã nỗ lực rất nhiều mà vẫn chưa đạt được thành tựu hay kết quả nào đáng kể?”, “Nếu được làm lại việc này một lần nữa, các bạn sẽ thay đổi điều gì?”. Tuy nhiên, sau khi đặt câu hỏi, bạn nên ngưng lại một chút để khán giả có thời gian nắm bắt câu hỏi và suy nghĩ tìm ra đáp án của mình.
3. Mở đầu bài thuyết trình với một phát biểu gây kinh ngạc
Bạn có thể dụ khán giả chú ý đến mình bằng một vài phát biểu hấp dẫn có khả năng gây kinh ngạc. Ví dụ như “Tôi sắp chia sẻ đến các bạn những bí mật mà chưa có ai từng nói với bạn”, “Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang …”. Với những phát biểu kiểu như thế này sẽ khiến khán giả phải tập trung chú ý lắng nghe xem điều đó mình đã biết chưa, mình có dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên không từ đó nhắc nhở bản thân phải lắng nghe, phải chú ý! Có như vậy, bạn đã thành công được một nửa rồi đấy.
Một ý tưởng gây ngạc nhiên cứ lặp đi lặp lại chắc chắn sẽ không còn hiệu quả do đó, hãy đọc và nghiên cứu thêm về những tác phẩm văn chương cổ điển. Những nhà văn nổi tiếng thường rất giỏi trong việc lôi kéo sức tập trung của người đọc chẳng hạn như lời mở đầu tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell: “Đó là một sớm tháng Tư lạnh lẽo, và những chiếc đồng hồ treo tường đang điểm tiếng thứ mười ba.”
4. Đưa ra những con số thống kê, dẫn chứng cụ thể
Ông bà ta vẫn có câu “nói có sách, mách có chứng”, chẳng có gì hiệu quả hơn bằng việc đưa ra những con số chính xác. Việc đưa ra những con số dù chưa có thể kiểm chứng ngay nhưng niềm tin, sự tín nhiệm của họ đối với bạn sẽ tăng nên đáng kể bởi vì bạn đã dành thời gian ra để tìm hiểu và đưa ra cho họ một con số cụ thể.
Ví dụ khi thuyết trình về địa lý dân số Việt, bạn có thể mở đầu bằng những con số biết nói như: Việt Nam đã chạm mốc 90 triệu người ra sao? Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 10 năm qua là bao nhiêu?
5. Mở đầu bài thuyết trình bằng video
Hình ảnh và video rất dễ tác động đến khán giả. Do đó, nếu có điều kiện, hãy chuẩn bị video, hình ảnh mở đầu minh họa chủ đề bài thuyết trình mà bạn sắp nói tới đây. Sau khi cho khán giả xem xong, bạn có thể đặt câu hỏi để hướng người nghe vào chủ đề bạn trình bày.
6. Mở đầu bài thuyết trình bằng một trích dẫn
Một trích dẫn hay, phù hợp với đề tài bạn chuẩn bị thuyết trình sẽ giúp bạn thu hút ngay sự quan tâm của khán giả, dẫn lối cho bài thuyết trình thêm ấn tượng. Do đó, bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc đưa ra một trích dẫn nổi tiếng và ý nghĩa.
Bạn đang muốn tìm câu trích dẫn hay cho chủ đề Thay đổi để thành công? Hãy mượn ngay một câu nhận định nổi tiếng của thiên tài Albert Einstein để bắt đầu buổi thuyết trình, cụ thể như sau: “Điên, đó là mong muốn một kết quả tốt hơn từ cách làm như cũ”. Mượn lời lẽ khôn ngoan của nhà vật lý đại tài, khán giả lập tức bị thu hút, khiến họ nhập cuộc ngay từ đầu. Họ bắt đầu hiểu được một chân lý rất đỗi bình thường của cuộc sống: Làm sao có thể khấm khá hơn được nếu vẫn sống cuộc đời như cũ.
7. Mở đầu bài thuyết trình với một hành động, câu chuyện ngắn
Ai trong số chúng ta cũng thích nghe kể chuyện, đó có thể là một mẩu chuyện hay, giàu ý nghĩa hay một tình huống hài hước nào đó. Hãy thỏa mãn mong muốn của họ, họ sẽ tự khắc mở lòng với bạn. Để thu hút người nghe, nhiều người còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười hoặc thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Thành công với phương pháp này phải kể đến Giáo sư Lê Thẩm Dương, người trình bày hàng ngàn buổi thuyết trình, truyền cảm hứng cho hàng triệu sinh viên Việt Nam.
Các mẩu chuyện ngắn gọn, súc tích hợp với đề tài buổi thuyết trình sẽ làm khán giả tò mò và theo dõi trọn vẹn câu chuyện, góp phần tạo một sắc thái riêng cho bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, những câu chuyện quá dài dòng, không có trọng tâm sẽ khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi do đó cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
8. Bắt đầu bằng sự chân thành
Nếu môi trường và tính chất của buổi thuyết trình không phải ở mức độ cần phải trang trọng, lễ nghĩa, bạn có thể bắt đầu bằng cách nói về cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Người nghe sẽ rất dễ đồng cảm với những chia sẻ chân tình không khoa trương, máy móc do đó, hãy tận dụng cảm xúc nhưng tâm sự của bạn để chiếm trọn trái tim người nghe. Tuy nhiên, khán giả không phải những chú bò dễ dàng để bạn dắt mũi, hãy xuất phát từ những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
9. Cuốn hút người nghe qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp
Giọng nói ấm áp, truyền cảm hay lưu loát rõ ràng đi cùng một tác phong chuyên nghiệp chính là điều mà tất cả mọi người cần phải hướng đến nếu muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Mặc dù giọng nói, khí chất là thiên phú nhưng có thể luyện tập được do đó hãy giành nhiều thời gian để hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
Hãy bắt đầu bằng giọng đọc phù hợp với nội dung, cảm xúc, đừng quên sự chân thành, nhiệt tình trong lời nói. Bên cạnh đó, tác phong, trang phục cũng quan trọng không kém. Nếu bạn bắt đầu bằng một diện mạo xuề xòa, rất nhanh chóng bạn sẽ nhận điểm trừ từ người người nghe. Cần nhớ, thứ xuất hiện đầu tiên chính là ngoại hình của bạn rồi mới đến giọng nói và nội dung. Điều cơ bản nhất bạn cũng không đáp ứng được, khán giả sẽ tự khắc nảy sinh nghi ngờ về chất lượng của bài thuyết trình của bạn.
Trên đây là những lời chào mở đầu bài thuyết trình hay nhất xin được chia sẻ đến bạn. Để bài thuyết trình thêm ấn tượng, bạn cũng cần chuẩn bị một tâm lý thật tốt đấy nhé. Chúc các bạn thành công!!!